Lập Trình Viên Nên Deal Lương Như Thế Nào?


Đi làm ai cũng mong muốn có được mức lương cao một chút, hay thậm chí cao chót vót cũng được. Nhưng có lẽ ít ai hiểu rằng mức lương cao đồng nghĩa với việc bạn phải tạo ra giá trị lớn, trách nhiệm của bạn đối với công việc sẽ phải cao.

Tại sao lại phải deal lương

Để dễ hiểu hơn mình lấy ví dụ 3 nhân vật là coder, developer và leader nhé.Coder mới ra trường bạn chỉ cần làm tốt công việc được giao, xong đúng thời hạn và không phát sinh quá nhiều lỗi. Khi bạn có lỗi thì “cố gắng” giải quyết, nếu không giải quyết được thì cũng chả có gì to tát vì sẽ có nhiều cách giải quyết (nhờ người khác giỏi hơn chỉ, xin kéo dài thêm tí thời gian, hoặc thậm chí có thể hủy làm task đó nếu không có khả năng).

Developer sẽ giỏi hơn coder một chút, họ sẽ làm việc nhanh hơn và giải quyết vấn đề tốt hơn. Ngoài ra họ còn biết nhiều kiến thức hơn…

Teamleader sẽ có trách nhiệm lớn trong việc dẫn dắt team, nâng cao sự kết dính giữa các thành viên. Họ cũng phải hy sinh nhiều thời gian với team, họ sẽ không về sớm nếu các thành viên trong team còn gặp khó khăn. Trách nhiệm của họ lớn hơn khi phải đảm bảo nhiều thứ như năng suất làm việc của team, công việc đúng hạn, giao việc đúng người…

Quay lại việc tại sao lại phải deal lương thì đó là bởi vì thời điểm deal lương là thời điểm đánh giá lại năng lực của bạn. Năng lực tăng, thành tích tốt sẽ được tăng lương. Năng lực không tăng, thành tích đều đều thì giữ nguyên lương. Năng lực không tăng, năng suất làm việc đi xuống, thái độ làm việc không ổn có thể bị giảm lương hoặc thậm chí đuổi việc.

Nhưng có một sự thật mà có lẽ nhiều người biết nhưng không ai nói đó là “Nhà tuyển dụng luôn muốn trả bạn mức lương thấp nhất có thể”. Bạn sẽ quay ra trách ngay nhà tuyển dụng rằng họ là những con người độc ác, không biết trân trọng nhân tài, không biết giúp đỡ người làm công,… Nhưng khoan, bạn sẽ nghĩ gì nếu bạn là nhà tuyển dụng, đó chính là cái mình đang nghĩ, mình cũng sẽ làm như họ mà thôi.

Nói đi cũng phải nói lại là vẫn có những nhà tuyển dụng lợi dụng sự non nớt của ứng viên, hoặc thậm chí dùng một số chiêu trò để khiến cho họ chấp nhận mức lương khá thấp mà nhà tuyển dụng đưa ra. Do đó nếu muốn lương cao, ứng viên hãy đứng ở vị trí nhà tuyển dụng và hỏi rằng nhu cầu của họ là gì, sau đó đáp ứng nhu cầu đó. Phải thật bình tĩnh để đưa ra những lý do thuyết phục người ta chấp nhận mức lương mình yêu cầu, còn thuyết phục mãi không thành công thì ngậm ngùi (chấp nhận mức lương cũ) và làm tiếp hoặc nói lời từ biệt (nghỉ việc) thôi.

MỨC LƯƠNG TÔI SẼ TRẢ THÊM LÀ NHỮNG GÌ BẠN TIẾN BỘ SAU 1 NĂM ĐI LÀM

4 Bài Học Deal Lương


Bài học đầu tiên: Mỗi lần đổi công việc là mỗi lần phải được tăng lương, nghĩa là bạn phải yêu cầu một mức lương cao hơn công việc cũ, coi như là chi phí để làm quen với môi trường mới.

Bài học thứ hai: Khi deal lương, con số nhỏ nhất bạn đề đạt nên đủ để chi tiêu những nhu cầu thiết yếu hằng ngày của bạn như ăn, ở, xăng xe các thứ. Lương mà không đủ những cái đó thì làm làm gì. Không tính các trường hợp bạn đang intern hay học việc nhé.

Bài học thứ ba: Khi thỏa thuận lương, bạn nhớ kiểm tra kĩ xem đó là số tiền cuối cùng bạn nhận được sau khi trừ đi các khoản thuế má, thu nhập cá nhân là bao nhiêu nhé.

Bài học thứ tư: Ngoài lương ra, cũng nên để ý đến các dịch vụ khác mà công ty có thể cung cấp cho bạn. Ví dụ lương có không được cao lắm, nhưng 6 tháng tăng lương 1 lần, hay có tiền hỗ trợ ăn trưa, rồi tập gym miễn phí các kiểu con đà điểu thì cũng nên xem xét.

Trên đây là các kinh nghiệm chung chung của các lập trình viên thôi, các bạn có thể đọc ở bất kì đâu. Bây giờ mới nói đến cái riêng của chúng mình. Mình để ý rằng, bản thân mình cũng như các bạn khi chưa có nhiều kinh nghiệm, lúc đề xuất lương, thường hay đề xuất con số ít hơn dự tính, vì nghĩ con số đó thấp nên an toàn, đảm bảo cho bạn được nhận hơn.

0 Response to "Lập Trình Viên Nên Deal Lương Như Thế Nào?"

Đăng nhận xét

powered by Blogger | WordPress by Newwpthemes | Converted by ocsenden